Giá đỗ là rau mầm từ hạt đậu, nảy mầm trong điều kiện tối và ẩm ướt nên đó là “ổ vi khuẩn” với hàng loạt các cái tên nguy hiểm như E. coli, Salmonella và Listeria. Nếu không được rửa sạch và ít nhất là chần sơ trước khi ăn, giá đỗ có thể gây ngộ độc, khó tiêu và đầy bụng. Bạn cũng nên lưu ý, chỉ nên ăn giá nhà tự làm hoặc mua giá có phần rễ bởi giá đỗ không có rễ là giá được ngâm qua chất kích thích sinh trưởng để rút ngắn thời gian làm giá.
2. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, hơn nữa còn là tinh bột không có khả năng tiêu hóa khi ăn sống nên nếu bạn ăn sống nguy cơ bị tiêu chảy, đầy bụng là rất cao. Nếu khoai tây để lâu trong môi trường ẩm ướt, sinh mầm và có phần vỏ màu xanh cũng không nên được sử dụng để nấu ăn, dù đã nấu chín thì trong những phần khoai tây này vẫn chứa độc tố solanine gây ngộ độc thực phẩm.
3. Sữa nguyên chất
Nhiều người có quan niệm rằng sữa tốt nhất là sữa vừa được vắt vì nó hoàn toàn nguyên chất, không hề chứa bất kỳ loại chất phụ gia nào. Thế nhưng, bạn lại không biết rằng trong cơ thể bò/dê thường chứa sẵn các vi khuẩn có hại như E. coli và Salmonella. Chúng sẽ theo sữa đi ra môi trường và nếu không được tiệt trùng, sữa nguyên chất có khả năng gây gây ngộ độc cao hơn sữa thường tới 150 lần.
4. Đậu thận
Đậu thận hay còn gọi là đậu tây (hạt to dài, có hai màu phổ biến là đỏ, trắng) là thực phẩm thuộc họ đậu – một họ có nguồn dinh dưỡng lớn và lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sống đậu thận có thể khiến dạ dày của bạn chịu một áp lực cực lớn. Lý do là vì đậu thận chưa nấu chín có độc tố phytohemagglutinin, có thể gây khó chịu cho dạ dày, ruột và tạo nên các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.
5. Xúc xích
Đây có thể không phải là thói quen của nhiều người nhưng không thể phủ nhận, có những người sẽ ăn sống xúc xích, bởi với họ xúc xích đã được làm chín trong quá trình chế biến. Thế nhưng, ăn sống xúc xích đông lạnh có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn listeria.
6. Bột mì
Bột mì làm từ lúa mì, lúa gạo là hai thực phẩm giàu tinh bột có thể ăn sống mà không có hại gì. Nhưng khi được chế biến thành bột, đóng gói và đến tay người sử dụng là bạn, nó có thể nhiễm phải các mầm bệnh nguy hiểm như E.coli và chỉ có thể nấu chín bột mì lên.
7. Các loại hải sản
Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao… hoặc các loại cá như cá ngừ, cá hồi… vẫn có nguy cơ cao gây ngộ độc nếu bạn ăn sống chúng. Đó là chưa kể đến các loại ký sinh trùng chúng bị nhiễm phải có khả năng lây sang người nếu các loại hải sản này được nuôi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, tốt nhất hãy chế biến kỹ chúng trước khi nấu.
8. Hạnh nhân
Hạnh nhân đặc biệt là hạnh nhân đắng có chứa nhiều cyanide – chất độc tiền thân của cyanua có thể gây chết người chỉ với 70 hạt. Tuy nhiên nếu được nấu chín, chúng lại không hề có độc.
9. Củ sắn
Trong sắn tươi chứa hàm lượng lớn acid cyanhydric, dù đã được làm chín nhưng nếu ăn lúc đói vẫn có thể khiến ta gặp tình trạng chóng mặt, nôn nao như bị “say”, càng không nói tới lúc còn sống, sắn sống có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mất tri giác, co giật… nếu nặng sẽ dẫn tới tử vong.
10. Cà chua
Đây là thực phẩm dinh dưỡng và thường được dùng ăn sống trong các món salad, nộm thế nhưng ăn sống cà chua lại không phải việc làm được khuyến khích bởi nó không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của cà chua, khiến cơ thể khó hấp thu hơn mà còn khiến bạn dễ ngộ độc bởi các chất bảo vệ thực vật chưa thể làm sạch chỉ bằng cách rửa với nước.
11. Một số loại rau cải
Người Việt Nam ta vẫn có câu “Cần tái cải nhừ” để chỉ việc chế biến rau xanh như cần chỉ cần thời gian rất nhanh nhưng với rau cải ( cải thảo, cải cúc, cải xanh, bắp cải…) lại cần phải nấu lâu hơn, chín nhừ mới ăn được.
Bởi trong rau cải chứa một số loại đường khó hấp thụ, nên một số người khi ăn những loại rau cải sống sẽ có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…/.
Nguồn: copy